Nhiều nhà đầu tư loay hoay tìm sản phẩm nhà đất để đầu tư khi nguồn cung BĐS hạn hẹp và các kênh đầu tư khác vẫn không hấp dẫn bằng bất động sản.
Thị trường thiếu trầm trọng nguồn cung mới
Thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng thiếu nguồn cung ngày càng nghiêm trọng. Bênh cạnh yếu tố pháp lý đang bị siết chặt, tác động từ đại dịch Covid-19 khiến loạt dự án đã lên kế hoạch chào bán trước đó phải dời thời điểm công bố sang các quý sau. Diễn biến này làm lượng cung BĐS, nhất là phân khúc căn hộ chào bán ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tính từ thời điểm đầu năm đến nay, số sản phẩm nhà đất chào bán mới tại TP.HCM chỉ giới hạn tầm 5-6 dự án và hầu hết đều là giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ. Phần lớn các dự án này cũng chỉ chào bán một lượng hàng nhỏ, không xuất hiện nguồn cung nào đặc biệt lớn, đủ sức tạo sóng cho thị trường.
Theo khảo sát không chỉ riêng TP.HCM, các địa phương lân cận như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai cũng chỉ lác đác vài dự án chào bán. Phần lớn là các dự án cũ, nguồn cung thứ cấp chiếm lĩnh giao dịch. Thị trường cũng có sự xuất hiện của một số dự án chung cư mới, tuy nhiên hầu hết các dự án này vẫn chưa mở bán chính thức. Theo chủ đầu tư, gần như 90% sản phẩm đã được đặt mua từ trước đó, số sản phẩm có thể giao dịch thực tế lại còn không nhiều.
Thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân lớn khiến dòng tiền từ giới đầu tư
đổ vào BĐS bị giảm sút. Ảnh minh họa
Nhìn nhận về nguồn cung BĐS 2020, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng cung vẫn sẽ thiếu hụt so với nguồn cầu. Số liệu từ Hội môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, có hơn 300 sàn giao dịch nhà đất phải đóng cửa trong thời gian gần đây. Cùng với đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Theo quan sát của giới chuyên gia, thông thường quý đầu năm lượng sản phẩm chào bán sẽ không cao. Thế nhưng, tình trạng một số sàn giao dịch không có sản phẩm nào để chào bán như hiện nay là chưa từng có tiền lệ.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, xu hướng khan hiếm nguồn cung mới xuất hiện từ cuối năm 2018, tiếp diễn trong năm 2019 và sẽ khiến thị trường năm 2020 - 2022 tiếp tục thiếu hàng.
Nhà đầu tư ôm tiền vì không tìm được sản phẩm phù hợp
Trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung mới, nhiều nhà đầu tư cho biết, dù có sẵn dòng tiền nhàn rỗi nhưng không biết đổ vào đâu khi suốt một năm qua, thị trường TP.HCM không có nhiều dự án để phân bổ dòng vốn. Không ít trong số họ giữ tài chính vì chưa tìm được sản phẩm phù hợp.
Chị Dương Thanh Tuyền, một nhà đầu tư tại Gò Vấp, cho biết dù không muốn nhưng gần 2 tháng nay chị phải chọn cách gửi tiết kiệm tại ngân hàng do không tìm được sản phẩm BĐS nào hấp dẫn. Tham gia thị trường hơn 5 năm nay, chị Tuyền nhận thấy so với các kênh đầu tư khác, BĐS vẫn là kênh an toàn và lợi nhuận tốt.
Nhà đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng sinh lợi từ BĐS. Ảnh minh họa: Phương Uyên
Tôi vốn ưa chuộng đầu tư căn hộ trung cấp nhưng từ 2019 đến giờ gần như không tìm được dự án nào thích hợp để đầu tư” chị Tuyền chia sẻ. Theo nhà đầu tư này, nguồn cung khan hiếm khiến nhiều dự án có mức giá bán tăng quá cao, thậm chí vượt giá trị thật của sản phẩm. Vậy nên không chỉ người mua thực khó tiếp cận mà nhiều dân đầu tư cũng lo sợ sẽ khó khăn nếu sang nhượng lại sau này.
Riêng với dòng sản phẩm đất nền, do chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu tư, lướt sóng nên dù số sản phẩm chào bán khá đa dạng vẫn không nhận được sự quan tâm của người mua. Bên cạnh việc giá đất nền đang neo ở mức cao, chi phí bỏ ra lớn cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ rủi ro chôn vốn trong khi chưa biết thời điểm nào thị trường hồi phục. Ngoài ra, dù là phân khúc có nguồn cung dồi dào nhưng những dự án đất nền mới lại không nhiều, chủ yếu vẫn là giao dịch sản phẩm thứ cấp với mức chênh không hạ dù thị trường giảm nhiệt.
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, chính phủ đang có những động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, phần nào khiến nguồn cung BĐS năm 2020 có thể khơi thông. Mới đây, chính quyền TP.HCM công bố một số dự án đủ điều kiện bán hàng trong năm 2020, đây được xem là một tín hiệu lạc quan cho nguồn cung của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên xét về trung hạn, thị trường sẽ vẫn khó lặp lại sự dồi dào sản phẩm chào bán, sự đa dạng các loại hình nhà ở và mức giá bán như thời điểm 2017-2018 trước đó.
Thị trường thiếu trầm trọng nguồn cung mới
Thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng thiếu nguồn cung ngày càng nghiêm trọng. Bênh cạnh yếu tố pháp lý đang bị siết chặt, tác động từ đại dịch Covid-19 khiến loạt dự án đã lên kế hoạch chào bán trước đó phải dời thời điểm công bố sang các quý sau. Diễn biến này làm lượng cung BĐS, nhất là phân khúc căn hộ chào bán ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tính từ thời điểm đầu năm đến nay, số sản phẩm nhà đất chào bán mới tại TP.HCM chỉ giới hạn tầm 5-6 dự án và hầu hết đều là giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ. Phần lớn các dự án này cũng chỉ chào bán một lượng hàng nhỏ, không xuất hiện nguồn cung nào đặc biệt lớn, đủ sức tạo sóng cho thị trường.
Theo khảo sát không chỉ riêng TP.HCM, các địa phương lân cận như Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai cũng chỉ lác đác vài dự án chào bán. Phần lớn là các dự án cũ, nguồn cung thứ cấp chiếm lĩnh giao dịch. Thị trường cũng có sự xuất hiện của một số dự án chung cư mới, tuy nhiên hầu hết các dự án này vẫn chưa mở bán chính thức. Theo chủ đầu tư, gần như 90% sản phẩm đã được đặt mua từ trước đó, số sản phẩm có thể giao dịch thực tế lại còn không nhiều.
Thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân lớn khiến dòng tiền từ giới đầu tư
đổ vào BĐS bị giảm sút. Ảnh minh họa
Nhìn nhận về nguồn cung BĐS 2020, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng cung vẫn sẽ thiếu hụt so với nguồn cầu. Số liệu từ Hội môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, có hơn 300 sàn giao dịch nhà đất phải đóng cửa trong thời gian gần đây. Cùng với đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Theo quan sát của giới chuyên gia, thông thường quý đầu năm lượng sản phẩm chào bán sẽ không cao. Thế nhưng, tình trạng một số sàn giao dịch không có sản phẩm nào để chào bán như hiện nay là chưa từng có tiền lệ.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, xu hướng khan hiếm nguồn cung mới xuất hiện từ cuối năm 2018, tiếp diễn trong năm 2019 và sẽ khiến thị trường năm 2020 - 2022 tiếp tục thiếu hàng.
Nhà đầu tư ôm tiền vì không tìm được sản phẩm phù hợp
Trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung mới, nhiều nhà đầu tư cho biết, dù có sẵn dòng tiền nhàn rỗi nhưng không biết đổ vào đâu khi suốt một năm qua, thị trường TP.HCM không có nhiều dự án để phân bổ dòng vốn. Không ít trong số họ giữ tài chính vì chưa tìm được sản phẩm phù hợp.
Chị Dương Thanh Tuyền, một nhà đầu tư tại Gò Vấp, cho biết dù không muốn nhưng gần 2 tháng nay chị phải chọn cách gửi tiết kiệm tại ngân hàng do không tìm được sản phẩm BĐS nào hấp dẫn. Tham gia thị trường hơn 5 năm nay, chị Tuyền nhận thấy so với các kênh đầu tư khác, BĐS vẫn là kênh an toàn và lợi nhuận tốt.
Nhà đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng sinh lợi từ BĐS. Ảnh minh họa: Phương Uyên
Tôi vốn ưa chuộng đầu tư căn hộ trung cấp nhưng từ 2019 đến giờ gần như không tìm được dự án nào thích hợp để đầu tư” chị Tuyền chia sẻ. Theo nhà đầu tư này, nguồn cung khan hiếm khiến nhiều dự án có mức giá bán tăng quá cao, thậm chí vượt giá trị thật của sản phẩm. Vậy nên không chỉ người mua thực khó tiếp cận mà nhiều dân đầu tư cũng lo sợ sẽ khó khăn nếu sang nhượng lại sau này.
Riêng với dòng sản phẩm đất nền, do chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu tư, lướt sóng nên dù số sản phẩm chào bán khá đa dạng vẫn không nhận được sự quan tâm của người mua. Bên cạnh việc giá đất nền đang neo ở mức cao, chi phí bỏ ra lớn cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ rủi ro chôn vốn trong khi chưa biết thời điểm nào thị trường hồi phục. Ngoài ra, dù là phân khúc có nguồn cung dồi dào nhưng những dự án đất nền mới lại không nhiều, chủ yếu vẫn là giao dịch sản phẩm thứ cấp với mức chênh không hạ dù thị trường giảm nhiệt.
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, chính phủ đang có những động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, phần nào khiến nguồn cung BĐS năm 2020 có thể khơi thông. Mới đây, chính quyền TP.HCM công bố một số dự án đủ điều kiện bán hàng trong năm 2020, đây được xem là một tín hiệu lạc quan cho nguồn cung của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên xét về trung hạn, thị trường sẽ vẫn khó lặp lại sự dồi dào sản phẩm chào bán, sự đa dạng các loại hình nhà ở và mức giá bán như thời điểm 2017-2018 trước đó.
0 nhận xét:
Cảm ơn bạn đã nhận xét chia sẻ!